XƯỞNG TRANH TRÚC CHỈ GIẤY DỪA PHÒNG THỜ GIÁ RẺ TẠI HẢI PHÒNG

Đại lý bán tranh trúc chỉ giấy dừa rẻ số 1 tại Hải Phòng

Nội thất TD là đơn vị chuyên thiết kế thi công phòng thờ số 1 tại Hải Phòng. Với hơn 12 năm kinh nghiệm thiết kế thi công nội thất nhà cũng như phòng thờ tại Hải Phòng, chúng tôi luôn tìm hiểu và tiếp cận những dòng tranh phù hợp với không gian thờ việt, vừa trang trí không gian thờ đẹp, vừa thay những dạng đèn trang trí khá vướng và thô hiện nay, với dòng tranh trúc chỉ giấy dừa với hình ảnh đẹp, sắc nét được làm hoàn toàn từ giấy dừa thủ công đem đến vẻ mới sáng tạo cho không gian thờ của bạn. Cùng nội thất TD tìm hiểu chi tiết dòng tranh phòng thờ này nhé.

1. Nguồn gốc và cấu tạo tranh trúc chỉ giấy dừa 

Lấy cảm hứng từ nghề giấy dó thủ công truyền thống, sử dụng hầu hết các nguyên liệu xơ sợi sẵn có với ý niệm phát triển nghệ thuật tính cho giấy, kết hợp và vận dụng các nguyên lý kỹ thuật của nghệ thuật đồ họa và nghề giấy trong nhiều năm, họa sĩ Phan Hải Bằng, giảng viên Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế cùng các cộng sự đã tạo ra Trúc chỉ với tư cách là một nghệ thuật giấy mới của Việt Nam, tiếp biến các giá trị truyền thống trong bối cảnh đương đại.

Tranh trúc chỉ là những bức tranh được từ “giấy tre”, “trúc” ở đây là tre, và “chỉ” là giấy. Tranh trúc chỉ là một loại tranh nghệ thuật mới được phát triển tại Huế. Người tiên phong nghiên cứu và sáng tạo ra loại tranh này là họa sĩ Phan Hải Bằng, ông cũng là giảng viên của Trường Đại Học Nghệ Thuật Huế. Loại tranh này đã được ông và các công sự nghiên cứu và phát triển trong nhiều năm để cuối cùng đưa ra thị trường và được sự đón nhận nhiệt tình của mọi tầng lớp yêu thích nghệ thuật.

Nổi tiếng và được biết đến bởi những “bức tranh trong giấy”. Họa sĩ Phan Hải Bằng và cộng sự đã cho ra đời hàng ngàn tờ trúc chỉ khác biệt nhau, mỗi tờ giấy đó là một kiệt tác nghệ thuật với nhiều bức tranh sáng tạo. Những bức tranh này cực kì nổi bật khi kết hợp với ánh sáng, đây là điều đặc biệt khác hẳn các loại giấy thông thường.

Họa sĩ Phan Hải Bằng cũng chia sẻ với mọi người :”Trên cơ sở quy trình làm giấy dó truyền thống, tôi dùng nguyên liệu tre thay thế nguyên liệu vỏ dó để tạo nên loại giấy này“.

Thiết kế thi công phòng thờ tranh trúc chỉ khách hàng 274 Lạch Tray - Hải Phòng

 

Công đoạn làm tranh trúc chỉ

Công đoạn làm tranh trúc chỉ nghe thì có vẻ đơn giản nhưng khâu hoàn thiện là cả một quá trình của người nghệ nhân

Bắt đầu:

  1. Tre được chẻ nhỏ rồi được tách riêng, phân loại ra ruột và vỏ. 
  2. Ngâm nước vôi qua đêm ( 6-8 giờ ).
  3. Nấu liên tục trong 12 tiếng đồng hồ.
  4. Cho vào máy nghiền thành bột giấy 
  5. Đổ bột lên khuôn và ép khô nước

Công đoạn tiếp theo là công đoạn chính tạo nên sự đặc biệt.

Mọi hoa văn và hình ảnh sẽ được tạo bằng cách, dùng bút nước trên tấm giấy còn ướt vừa ép khô xong, sau đó mới đem đi phơi khô. Điều đáng phải nhắc đến là các sản phẩm giấy trúc chỉ là các độc bản, nghĩa là chỉ có 1 bản duy nhất được tạo ra, bạn sẽ không thể tìm đâu ra một bản giấy thứ hai như vậy. Các họa tiết trên giấy là họa tiết in chìm, mang một nét nghệ thuật riêng biệt. Sau đó các họa sĩ sẽ dùng loại giấy này để tạo ra các sản phẩm tranh trúc chỉ, hoặc các sản phẩm mỹ nghệ khác như: Túi xách, giấy in tranh, giấy viết thư pháp và hàng chục loại hàng mỹ nghệ khác.

Vì sao loại giấy trúc chỉ lại đặc biệt?

Đất nước ta được biết tới với lũy tre làng gắn bó hàng chục ngàn năm qua với nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng. Các bạn có thể chưa biết Việt Nam có hơn 300 loại tre khác nhau. Mỗi loại tre khi sử dụng sẽ cho một hiệu quả và sinh ra một loại giấy khác nhau. Đó là chưa kể tới việc mỗi cây tre có thành phần chất xơ, sắc tố màu sắc khác nhau. Thậm chí, ngay cả việc dùng tre ở phần gốc hay sử dụng tre ở phần ngọn cũng tạo nên sự khác biệt đáng kể ở thành phẩm.

Tùy vào mục đích sử dụng cuối cùng thì người nghệ nhân sẽ có sự lựa chọn hợp lý.

Bởi vậy không khó hiểu khi mà mỗi một tác phẩm tranh trúc chỉ ra đời là một bản duy nhất, là sự sáng tạo sự kì công và là tinh thần của người tác giả gửi gắm vào sản phẩm đó.

Đồ họa Trúc Chỉ là gì?

Đồ họa trúc chỉ là một thuật ngữ chuyên nghiệp của các nghệ nhân, là sự kết hợp và diễn biến trên 3 yếu tố chính bao gồm:

  • Quy trình làm giấy thủ công truyền thống
  • Kỹ thuật tạo áp lực nước
  • Nguyên lý nghệ thuật đồ họa

Nguyên lý nghệ thuật đồ họa được nhắc tới ở đây là kỹ thuật in khắc trên kim loại. Họa sĩ Phan Hải Bằng và cộng sự đã nghiên cứu và sáng tạo thêm rất nhiều trong quá trình thực tiễn chế tạo từ năm 2000 cho tới hiện nay.

Đây là phần chính tạo nên những độc bản của Trúc Chỉ, tạo nên hệ thống hoa văn, lớp lang, sắc độ, sắc nhị tinh tế trên đồ họa giấy. Và từ trước tới nay chỉ có thể làm được ở Trúc Chỉ.

Tranh trúc chỉ – Bản ngã của nghệ thuật truyền thống

Cuộc sống càng phát triển, xã hội càng hiện đại bao nhiêu thì con người ta lại dần dần tìm về những thứ cổ xưa mà ông cha ta đã dày công phát triển. Nghệ thuật làm giấy thủ công của ông cha ta vốn rất kì công, tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng ở làm giấy không thì chưa để thay đổi cái nhìn của mọi người trong xã hội được.

Qua bàn tay của Họa Sĩ Phan Hải Bằng và cộng sự, nghệ thuật đấy đã được kết hợp thêm những thứ tinh hoa khác, và cuối cùng cho ra đời sản phẩm trúc chỉ mà chúng ta biết tới hiện nay.

Dù nói mỗi sản phẩm là một độc bản, một tác phẩm riêng biệt của người nghệ nhân, tuy nhiên không phải tác phẩm nào cũng là một dấu ấn riêng, mà cần qua rất nhiều công đoạn, sự tỉ mỉ, kì công, và niềm đam mê cháy bỏng của tác giả.

Thiết kế thi công phòng thờ tranh trúc chỉ khách hàng Đằng Hải - Hải Phòng

2. tranh trúc chỉ giấy dừa làm đẹp cho không gian thờ Việt

Trúc chỉ được nhà văn, dịch giả Bửu Ý định danh vào tháng 4-2012, với ý niệm “tre”, “trúc” là một trong những biểu tượng của văn hóa và tinh thần Việt. Theo đó, Trúc chỉ được hiểu là tên gọi để chỉ một loại nghệ thuật giấy của người Việt, chứ không chỉ đơn thuần là “giấy tre” như cách hiểu thông thường (tương tự như Hòa chỉ (washi)- giấy của người Nhật; Hàn chỉ (hanji) của người Hàn quốc). Với Trúc chỉ, giấy đã không chỉ đơn thuần là cái “nền” để viết, vẽ hay in ấn mà đã được nâng tầm để trở thành tác phẩm nghệ thuật tự thân, độc lập, tham gia trực tiếp vào quá trình sáng tạo, đóng vai trò như một thành tố chính cấu thành tác phẩm.

Đặc tính của Trúc chỉ là sự phong phú, linh hoạt trong biểu hiện, kết hợp nhiều loại nguyên liệu xơ sợi; là hệ thống sắc độ, sắc nhị… tinh tế theo thứ lớp dày mỏng mà kỹ thuật đồ họa Trúc chỉ/trucchigraphy mang lại, nhất là khi tương tác với ánh sáng. Hiệu ứng bề mặt là khi có ánh sáng thuận, những chỗ dày sẽ cho sắc độ sáng, mỏng cho sắc độ tối, trong khi với hiệu ứng xuyên sáng thì ngược lại: những chỗ dày sẽ tối, những chỗ mỏng sẽ sáng. Quy trình chế tác Trúc chỉ gồm hai công đoạn chính. Đầu tiên là quy trình làm giấy như truyền thống, trong đó nguyên liệu thô được ngâm, nấu với vôi, nghiền, giã thành bột giấy, rồi được “seo” thành tấm giấy trên khung “seo”. Sau đó mới là quy trình Trúc chỉ với khâu kỹ thuật quan trọng là đồ họa Trúc chỉ (trucchigraphy). Thuật ngữ này được hình thành từ sự vận dụng các yếu tố: quy trình chế tác giấy thủ công truyền thống, kỹ thuật tạo áp lực nước (khá phổ biến ở một số nước), và các nguyên lý của nghệ thuật đồ họa/printmaking (in khắc kim loại/ etching - in xuyên, in lưới/seriegraphy…). Ngay trên tấm giấy ướt, họa sĩ sẽ sử dụng một vòi phun tạo áp lực nước để thay đổi cấu trúc xơ sợi, tạo nên độ dày mỏng khác nhau, với những hình ảnh đã được cắt trổ theo phác thảo. Thao tác này được tiến hành nhiều lần, theo nguyên lý của kỹ thuật chế bản in khắc kim loại (etching) và in xuyên (seriegraphy), tạo nên nhiều lớp sắc độ, sắc nhị tinh tế. Bên cạnh đó, họa sĩ còn có thể sử dụng vòi phun áp lực nước như một cây “bút vẽ” đặc biệt để vờn vẽ trực tiếp trên mặt tấm giấy ướt, tạo nên hiệu ứng kỳ ảo đặc trưng. Theo họa sĩ Phan Hải Bằng, việc vận dụng kỹ thuật tạo áp lực nước theo nguyên lý của nghệ thuật đồ họa; với ý niệm tạo tác một tác phẩm nghệ thuật giấy - tự - thân, chính là điểm cốt lõi làm nên sự khác biệt và biểu hiện độc đáo của Trúc chỉ; đồng thời hình thành thuật ngữ: đồ họa Trúc chỉ/trucchigraphy được các nghệ sĩ và giới chuyên môn chấp nhận và sử dụng. Tranh trúc chỉ giấy dừa đẹp Hải Phòng được sử dụng làm tranh trang trí phòng thờ, phòng khách, phòng trà tạo nên một giá trị văn hoá nghệ thuật của người Việt đặc sắc.

 

Thiết kế thi công phòng thờ tranh trúc chỉ khách hàng  Dư Hàng Kênh- Hải Phòng

Nội thất TD đơn vị chuyên thiết kế thi công phòng thờ đẹp tại Hải Phòng chúng tôi hiểu và trân trọng giá trị truyền thống cũng như ý nghĩa của dòng tranh trúc chỉ mong muốn đem những tinh hoa văn hoá việt vào không gian thờ làm đẹp không gian thờ ý nghĩa và giữ gìn bản sắc việt một dòng tranh thủ công của Việt Nam ta.

Thiết kế thi công phòng thờ tranh trúc chỉ khách hàng  An Đà- Hải Phòng

Để có được những sản phẩm tranh trúc chỉ phù hợp với không gian thờ Nội thất TD đã đặt mua phôi từ xưởng trong Huế và sản xuất phần khung vách, màu sắc phù hợp giúp tôn vinh sản phẩm văn hoá việt từ dòng tranh trúc chỉ phòng thờ đẹp Hải Phòng để khách hàng Hải Phòng cũng có thể cảm nhận tinh tuý của dòng tranh mang lại.

Thiết kế thi công phòng thờ tranh trúc chỉ khách hàng Vsip Thuỷ Nguyên- Hải Phòng

Trúc Chỉ là chuỗi nỗ lực để thay đổi quan niệm về khái niệm “giấy” - làm cho giấy thoát khỏi thân phận làm nền cho các sáng tạo khác để trở thành tác phẩm tự thân, trở thành một loại hình nghệ thuật. Đây cũng là phép cộng giữa truyền thống và đương đại, giữa một cá nhân và tập thể họa sĩ, nhà văn hóa để xây dựng, giới thiệu một khái niệm mới, một giá trị mới, một thuật ngữ mới: Đồ họa Trúc Chỉ/trucchigraphy. Chúng ta có thể hình dung về quy trình làm giấy và kỹ thuật đồ họa Trúc Chỉ như sau. Quy trình làm giấy: bột giấy được xeo trên khuôn xeo xong tấm giấy người ta chỉ việc nén, ép kiệt nước và làm khô là có được những tấm giấy thành phẩm. Quy trình của Trúc chỉ được bắt đầu từ khi thao tác xeo giấy kết thúc. Trên tấm giấy vừa xeo đang còn ướt, nghệ sĩ tác động lên bề mặt của nó, làm thay đổi cấu trúc và mặt độ của xơ sợi bằng kỹ thuật phun nước với áp lực mạnh để làm cho các hình ảnh, cấu trúc bố cục, sắc độ… hiện lên. Cụ thể là dùng một vòi phun nước có thể điều chỉnh được áp lực và kích cỡ hạt nước phun trực tiếp lên bề mặt tấm giấy ướt với các hình ảnh được trổ trên khuôn bằng giấy, phim trong hay xốp mỏng, nơi khuôn trổ che chắn làm cho độ dầy của tấm giấy ướt giữ nguyên, nơi có các hình trổ thủng bị nước tác động làm mỏng đi để các hình ảnh hiện lên. Nguyên lý cơ bản này được lặp lại nhiều lần theo thao tác của họa sĩ và nó chính là sự kết hợp phương pháp chế bản ăn mòn kim loại để tạo ra bản khắc đồng hay kẽm và phương pháp in xuyên (in lưới). Cách làm đó tạo ra các sắc độ tương ứng với độ dày mỏng trên tấm Trúc chỉ.

Tuy xuất hiện chưa lâu và đang có những bước phát triển ấn tượng, nghệ thuật Trúc Chỉ đã khơi gợi được hướng đi đáng quan tâm trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam.

Thiết kế thi công phòng thờ tranh trúc chỉ khách hàng  Chợ Hàng- Hải Phòng

Khéo léo lồng vào những mẫu vách thờ bằng tranh trúc chỉ hoa sen, tranh trúc chỉ mandala, tranh trúc chỉ hoạ tiết phật, quan thế âm kết hợp với ánh sáng đèn led mica màu vàng nắng giúp không gian thờ đẹp và tràn đầy năng lượng tích cực. Quý khách hàng có thể tham khảo những mẫu vách trang trí phòng thờ kết hợp với tranh đèn trúc chỉ. Bạn đang cần thiết kế một không gian thờ đẹp hay đơn giản là trang trí lại không gian thờ hoặc đặt làm tranh trúc chỉ phòng thờ Hải Phòng chỉ cần nhấc điện thoại gọi ngay hotline: 0972.889.290 để được tư vấn chi tiết.

 

Tin cùng danh mục