Thiết kế slogan hoàn hảo tại Hải Phòng

Slogan không phải là câu nói hay, không phải là câu danh ngôn và “chẳng ai biết nó nói về cái gì” mà Slogan diễn tả một lời hứa, một giá trị hay định hướng phát triển cho sản phẩm hoặc dịch vụ “định” của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, qua câu Slogan có thể “định giá”hay “nâng tầm” thương hiệu của doanh nghiệp.

Slogan chính là nét “duyên” của doanh nghiệp nên cực kỳ quan trọng và để có được câu Slogan hay và ý nghĩa, doanh nghiệp hãy “uốn lưỡi 7 lần” trước khi hô “khẩu hiệu”. 

Vậy:
  • Slogan là gì?
  • Thế nào được coi là một Slogan hoàn hảo?
  • Nguyên tắc thiết kế Slogan hoàn hảo
  • 5 mức sáng tạo của Slogan
     

 

Slogan là gì?

Slogan là khẩu hiệu thương mại, nguyên nghĩa cổ là tiếng hô trước khi xung trận của những chiến binh Scotland. Ngày nay trong thương mại, slogan được hiểu như là khẩu hiệu thương mại của một công ty. Slogan thường được coi là một phần tài sản vô hình của công ty dù rằng nó chỉ là một câu nói.
Slogan là một hay nhiều câu mà công ty đưa ra để diễn tả một lời hứa, một giá trị hay hướng phát triển cho sản phẩm hoặc dịch vụ “đinh” của họ. Slogan (khẩu hiệu) xuất hiện bên cạnh và hòa hợp với biểu tượng của công ty, có vai trò nhấn mạnh ấn tượng về thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Thế nào là một Slogan hoàn hảo?
Để có được một slogan hay, ngoài việc đầu tư về chất xám còn phải có sự đầu tư về quảng cáo liên tục với những chiến lược dài hạn. Chính vì vậy, khi có được một slogan đứng được trong tâm trí khách hàng, slogan đó đã trở thành một tài sản vô giá được vun đắp bằng thời gian, tiền bạc và uy tín của công ty.
Một slogan hay phải hội tụ được một số yếu tố sau:
  • Khẩu hiệu phải dễ nhớ, có thể được gợi lên trong tâm trí mọi người bất cứ lúc nào
  • Khẩu hiệu cần thể hiện rõ được những lợi ích chủ yếu của sản phẩm, nghĩa là bán những lợi ích chứ không phải những đặc tính, không nên bỏ qua những cơ hội khắc sâu các lợi ích chủ yếu của sản phẩm, dịch vụ trong nhận thức của khách hàng.
  • Khẩu hiệu phải mang đến cho thương hiệu sự khác biệt, phải phác họa một số đặc tính nổi bật của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh.
  • Khẩu hiệu phải gợi nhớ đến tên thương hiệu (nếu tên thương hiệu không có mặt trong khẩu hiệu, nó nên được đề cập hay liên tưởng tới)
  • Khẩu hiệu hoàn hảo phải truyền tải những ấn tượng đẹp về thương hiệu
  • Khẩu hiệu tốt sẽ không để đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng dễ dàng.

Nguyên tắc thiết kế Slogan hoàn hảo

Một slogan thành công được coi là một “tác phẩm” xuất chúng. Nó không chỉ góp phần làm rạng danh những thương hiệu lớn mà nó còn mang trong mình các giá trị ngôn ngữ điển hình.
Vậy nguyên tắc thiết kế một Slogan hoàn hảo dựa trên những yêu cầu sau:
  • Slogan phải sáng sủa, rõ ràng, có sức thuyết phục, tiềm ẩn, có nhịp điệu và hiệu quả của nó phải tạo tiếng vang.
  • Slogan phải có sức hấp dẫn, dễ nhớ, dễ thuộc, phải là thứ ngôn ngữ kết nối tất cả mọi người, mục đích của người sáng tạo ra nó là muốn xây dựng những thông điệp ngắn gọn, gắn liền với định hướng và những ý tưởng trong kinh doanh của công ty.
  • Slogan phải gắn liền với mục tiêu, quá trình hình thành và phát triển của công ty nên phải có tính kiên định (bắt buộc phải phù hợp và thể hiện nghệ thuật quảng cáo).
  • Slogan phải dựa trên những kế hoạch, hoạt động lắng nghe, thông qua cả một quá trình thiết kế logo (slogan và logo kết hợp với nhau một cách nhẹ nhàng mang nét đặc thù riêng, mang lại thành công trong quảng cáo).

5 mức sáng tạo của Slogan 

Hiện nay trên thị trường trôi nổi rất nhiều Slogan và ở nhiều mức khác nhau. Nhưng về cơ bản thì Slogan của các thương hiệu nổi tiếng thường tuân thủ theo 5 mức dưới đây.
Mức 1. Bài toán được giải quyết nhờ sử dụng một trong số vài ý tưởng cũ. 
Slogan tương ứng với mức này chính là việc chọn một trong số vài câu nói “hay” cũ mà các nhân viên bán hàng khi giới thiệu sản phẩm (dịch vụ) của công ty có thể nói ra. Cụ thể slogan mức này thường nói thẳng về “tác dụng”, “hiệu quả” của sản phẩm (dịch vụ) công ty cung cấp.
Ví dụ:
• Olay: Thêm yêu làn da bạn
• Melinh Plaza: thế giới vật liệu xây dựng và nội thất
Mức 2. Cải tiến chút ít một giải pháp “cũ”. 
Ở mức này slogan được nâng tầm lên chút ít nhằm “khoe” sản phẩm (dịch vụ) của công ty là “hạng nhất” thiên hạ (dù khách hàng có tin hay không!)
Ví dụ:
• Dầu ăn Hecquyn: Điểm 10 cho chất lượng
• Diana: Công nghệ đỉnh cao cho những điều bình dị nhất.
• Electrolux: 40 năm vẫn chạy tốt.
Mức 3. Cải tiến hẳn ý tưởng cũ nhưng độ mài dũa còn thô.
Ở cấp độ này slogan không theo hướng giới thiệu về sản phẩm (dịch vụ) hoặc “khuyếch trương” chất lượng mà đi về một hướng khác.
Ví dụ:
• FPT: Cùng đi tới thành công
• ViBank: Luôn tăng giá trị cho bạn.
Mức 4. Dùng ý tưởng mới và ý tưởng này được mài dũa, đánh bóng cẩn thận. 
Slogan ở cấp độ này thuờng là một câu nói hay và phải đụng chạm ít nhiều tới lĩnh vực sản phẩm (dịch vụ) mà công ty đang kinh doanh (hay bốc khách hàng lên hạng danh cao hơn, gãi đúng chỗ khoái của khách hàng!)
Ví dụ:
• Biti's: Nâng niu bàn chân Việt
• Cô gái Hà Lan: Sẵn sàng một sức sống
• Bia Sài Gòn: Dù bạn không cao người khác cũng phải nhìn.
Mức 5. Sử dụng một ý tưởng hoàn toàn mới, có tính chất đột phá nhằm tạo ra giá trị của thương hiệu ở tầm cao. 
Trong trường hợp này slogan trước hết phải xứng đáng là một câu danh ngôn (nếu để nó đứng riêng biệt) và sau đó slô-gân phải tạo hiệu quả cao trong vấn đề kinh doanh của công ty, nâng thương hiệu của doanh nghiệp lên tầm cao mới.
Ví dụ:
• Hon đa: Sức mạnh của giấc mơ
• Habubank: Giá trị tích luỹ niềm tin
• Cà phê Trung Nguyên: Khơi dòng sáng tạo

 

Tin cùng danh mục