Những mẫu võng thờ đẹp cho nhà biệt thự sang trọng ấm áp

VÕNG THỜ ĐẸP HẢI PHÒNG

Trong mọi gia đình người Việt Phòng thờ được ví như trái tim của ngôi nhà nơi thờ cúng ông bà tổ tiên một dòng chảy tâm linh xuyết suốt trong mọi gia đình dòng tộc nơi con cháu nương tựa tâm linh, gần gũi ông bà bố mẹ để được tiếp thêm sinh lực phát triển bản thân, gia đình ngày càng lớn mạnh.

 Trong thiết kế nhà xa xưa, phòng thờ được đặt chính giữa của ngôi nhà để con cháu thuận lợi thắm hương, trang trí ban thơ cũng như vệ sinh lau dọn ban thờ và khách qua thăm nhà tiện cúng lễ. Tuy nhiên, với diện tích đất ngày nay bị thu hẹp phòng thờ thường được để tầng cao nhất của ngôi nhà, hoặc tạo một không gian nhỏ từ phòng khách với vách CNC phòng thờ đẹp Hải Phòng việc tạo ra một phòng thờ vô cùng đơn giản, nhanh chóng, đẹp mắt và cực kỳ tiện lợi với tiết diện vách nhỏ, hoạ tiết đẹp.

Ở bài viết này Nội thất TD giới thiệu tới quý khách hàng những mẫu võng thờ đẹp và tinh tế cho những khách hàng có thiết kế nhà 3 gian phòng thờ nằm giữa phòng khách và các gian phòng còn lại với thiết kế võng thờ cong hình bán nguyệt tạo nên nét nhẹ nhàng, nhưng vô cùng tinh tế.

( Mẫu vách võng thờ cho khách hàng Đằng Hải - Hải Phòng)

Võng thờ với thiết kế đoá sen 2 bên và vách hình chữ vạn chạy xung quanh phòng thờ với vòm cung đẹp và mềm mại. Ở chính giữa vách được treo " Đức Lưu Quang" bằng tiếng trung.

(Vách võng thờ phúc - lộc -thọ cho khách hàng An Dương - Hải Phòng)

Một số khách hàng lại thích mẫu võng vuông như hình với phần võng được trang trí mềm mại bằng võng chữ phúc và ở giữa à chữ phúc lộc thọ chính giữa ban. Mẫu võng thờ phúc - lộc - thọ này hay được khách hàng lựa chọn hơn cả phù hợp với phòng thờ riêng biệt, phòng thờ tách biệt với các phòng còn lại

( Tạo một phòng thờ riêng biệt với các bức xung quanh được cắt CNC hoạ tiết đẹp, thoáng mà vẫn kín đáo dành cho những khách hàng muốn tạo một phòng thờ từ một phòng chung, hoặc phòng khách.

Võng thờ kết hợp với vách sau ban thờ sẽ tạo nên một tổng thể phòng thờ đẹp, ấm áp điểm nhấn bởi hoạ tiết CNC vàng gương hoặc điểm bằng tranh đèn mica hoạ tiết trúc chỉ phòng thờ đẹp Hải Phòng.

Trọn gói bộ phòng thờ đẹp chất lượng tại Hải Phòng

Trọn gói bộ phòng thờ đẹp chất lượng tại Hải Phòng

2. cách bài trí ban thờ chuẩn phong thuỷ  cho nhà mới mang lại  sinh khí cho ngôi nhà bạn đã biết?

Khám thờ, ngai thờ

Khám thờ thường được làm bằng gỗ, trang trí hoa văn cầu kỳ với cấu tạo có phần cửa đóng mở, phía trong đặt linh vị, bài vị tổ tiên. Thông thường, khám thờ sẽ được đặt trong cùng, sát tường và đặc biệt sử dụng cho bàn thờ họ, bàn thờ thờ gia phả lâu đời.

Ngai thờ hay ỷ thờ là một vật thay thế cho khám thờ, sử dụng cho bàn thờ gia tiên tại gia đình. Bên trong ngai thờ đặt bài vị tượng trưng cho tổ tiên (còn gọi là thần chủ).

Khung ảnh thờ

Hình ảnh thờ của người mất trong gia đình được để trong khung ảnh và đăt tại 2 bên ngai thờ theo nguyên tắc Nam tả Nữ hữu. Tức là hình của người đàn ông sẽ đặt phía trái và người phụ nữ phía phải. Quy tắc này xét theo hướng từ phía bàn thờ nhìn ra.

Đèn Thái Cực

Đèn thái cực là vật thường được đặt ở giữa bàn thờ gần phía dưới chân khám thờ. Nên sử dụng đèn có độ sáng vừa đủ, mang sắc đỏ hoặc vàng yếu. 

Để an toàn, người ta thường sử dụng đèn điện thay vì đèn dầu như ngày xưa để đảm bảo đèn này luôn được cháy sáng.

Bộ đỉnh hương

Bộ đỉnh hương (đỉnh đồng) không bắt buộc phải có trên bàn thờ. Bộ phận này được đặt ở phần chính giữa bàn thờ, trước đèn thái cực. Dùng để đốt trầm trong các dịp lễ, giúp không gian thờ cúng thêm trang trọng, thẩm mỹ. 

Bộ đỉnh hương gồm 3 phần là:

  • Lư đồng ở trung tâm 

  • Hai nến đồng hoặc hai con hạc hai bên. 

Bình hoa và mâm quả

Bình hoa và mâm quả được sắp xếp theo nguyên tắc  bình hoa cắm bên phải, còn mâm ngũ quả sẽ đặt bên trái của bàn thờ theo hướng người khấn nhìn vào.

Với hoa, ngày thường có thể sử dụng hoa giả hoặc hoa tươi. Những ngày lễ, tết thì chỉ được dùng hoa tươi. Những loại hoa được sử dụng phổ biến trong lễ tết là hoa cúc, hoa huệ, hoa lay ơn hay hoa đào, hoa mai,…

Mâm quả sử dụng quả tươi, chín, mới như chuối, bưởi, lê, quýt,…Không nên thắp hương quả mọc sát đất, quả có gai sắc nhọn, quả có mùi nồng, chua, đắng hay bị méo mó sẽ bất kính. 

Bát hương

Một bộ phận quan trọng nhất của bàn thờ gia tiên đó chính là bát hương, tượng trưng chi tinh tú. Đây là nơi chủ nhà thắp nhang tưởng nhớ người đi trước. Bát hương chỉ trở thành vật linh thiêng của mỗi gia đình sau khi được thực hiện nghi thức bốc bát hương. Trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho vũ trụ). Vị trí bát hương trên bàn thờ gia tiên nằm ở phía ngoài, ngay trước đèn thái cực hay đỉnh đồng.

Số lượng bát hương ngày xưa là số lẻ, thường là 3 bát để thờ Thổ Công, thờ Gia Tiên và thờ Bà Cô – Ông Mãnh (những con cháu trong nhà chết yểu, chưa dựng vở gả chồng, gặp giờ linh trở nên linh thiêng). Thứ tự đặt bát hương từ phải qua trái là:

  • Bát hương thờ Gia Tiên

  • Bát hương thờ thần linh (bát hương to nhất)

  • Bát hương thờ Bà Cô – Ông Mãnh

Khi thắp hương thì thắp tại bát hương Thổ Công trước rồi đến Gia Tiên và bà Tổ Cô. Khi khấn chúng ta cũng khấn Thổ Công trước. Nhiều gia đình tối giản chỉ còn 1 bát hương chính để ở giữa bàn thờ. Tuy được cho là không nên do Thổ Công là các vị thần không thể thờ chung với các vong linh của Gia Tiên và Tổ Cô. Nhưng nếu thờ một bát nhang mà gia đình vẫn êm ấm, làm ăn phát đạt thì bạn có thể giữ nguyên

Chén nước

Chén nước được đặt ngoài cùng của bàn thờ, trước bát hương. Chén nước được dùng để đựng rượu hoặc nước thanh khiết trong mỗi dịp cúng kiếng, thắp hương. Thường sử dụng số lượng là 3 hay 5 chén nước để đặt trên bàn thờ.

Hãy bày trí phòng thờ khi bạn vui vẻ và có nhiều năng lượng tích cực nhất nhé. Chúc bạn tân gia vui vẻ. Việc thiết kế phòng thờ đẹp Hải Phòng gọi ngay hotline: 0972.889.290

Tin cùng danh mục