Điều đầu tiên quan trọng của phong thủy là tuổi và mệnh của gia chủ. Bạn cần hỏi người có kinh nghiệm biết mình tuổi gì và mệnh là gì sau đó có thể nhờ chuyên gia họ tư vấn trước khi đưa yêu cầu cụ thể với các bên thiết kế biển/ bảng quảng cáo cho bạn. Hiện nay, hầu hết các đơn vị thiết kế và thi công biển quảng cáo cũng vì thị hiếu khách hàng mà buộc phải tự trang bị cho mình các kiến thức liên quan tới phong nên bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của những đơn vị trực tiếp thực hiện công việc thiết kế, thi công hay làm biển quảng cáo cho bạn.
Là yếu tố quan trọng nhất được thể hiện trên biển quảng cáo, xét về góc độ chuyên môn, màu sắc thể hiện tính thẩm mỹ và sự bắt mắt đối với người xem hay đối tượng mà bạn muốn truyền tải thông tin trên biển quảng cáo. Xét về góc độ phong thủy, sự phối màu hài hòa chính là sự phối màu hợp lý thuận mắt với đa số mọi người. Tuy nhiên, dựa theo mệnh của bạn thì người thiết kế phải chọn màu chủ đạo trên biển quảng cáo là gì và màu nhấn là gì. Xin tham khảo sơ đồ dưới đây để có những nhìn nhận cơ bản nhất về màu và mệnh.
Ngũ hành tương sinh và có thể phối hợp với nhau là:
Thủy và Mộc = Đen và Xanh lục.
Mộc và Hoả = Xanh lục và Đỏ.
Hoả và Thổ = Đỏ và Vàng.
Thổ và Kim = Vàng và Trắng.
Kim và Thủy = Trắng và Đen.
Ngũ hành tương khắc:
Hỏa bị khắc Thủy, Thủy bị khắc Thổ, Thổ bị khắc Mộc, Mộc bị khắc Kim, Kim bị khắc Hỏa
Màu sắc của từng hệ: Hỏa = màu đỏ
Thổ = màu vàng
Mộc = màu xanh lá cây
Kim = màu trắng
Thủy= màu xanh dương, màu xanh da trời.
Dựa vào ngũ hành tương khắc ta có sự tương khắc giữa tuổi tác với màu sắc như sau:
Hỏa bị khắc Thủy => người mạng hỏa cần tránh những gì có màu xanh dương hay da trời.
Thuỷ bị khắc Thổ => người mạng Thuỷ cần tránh những gì có màu vàng.
Thổ bị khắc Mộc => người mạng Thổ cần tránh những gì có màu xanh lá cây.
Mộc bị khắc Kim => người mạng Mộc cần tránh những gì có màu trắng.
Kim bị khắc Hỏa => người mạng Kim cần tránh những gì có màu đỏ.
Như vậy, khi quan tâm tới màu, bạn cũng cần để ý tới các màu sắc tương khắc và kị với mệnh của bạn để đưa ra các yêu cầu về các màu không được sử dụng trên biển quảng cáo.
Trên phương diện xây dựng, biển quảng cáo chính là một dạng đặc biệt của nội thất hoặc ngoại thất. Vì vậy, kích thước và tỉ lệ các con số trong biển quảng cáo cũng là yếu tố được nhiều người quan tâm. Điều này cũng giống như việc bạn làm các cửa ra vào, giường thờ tổ tiên,… điều mà hầu hết ai cũng biết là phải dùng các con số lẻ khi thực hiện vì con số lẻ mới là số vĩnh cửu. Và với mỗi người thì đều có 1 con số may mắn nhất định dựa trên tuổi và mệnh.
Trên thực tế, việc luận số chiều cao, chiều rộng hay đường chéo hay tỉ lệ giữa chiều cao hay chiều rộng mới là con số quan trọng nhất trong biển quảng cáo đang còn có nhiều tranh cãi nên trong giới hạn bài viết này, chúng tôi chỉ mạn phép trích dẫn ý nghĩa con số và mệnh từ thegioivohinh.com để các bạn tham khảo.
Ví dụ: Số 1 tượng là sao Nhất Bạch thuộc hành Thuỷ, theo Hậu Thiên bát Quái thì tượng của nó tượng trưng cho quẻ Khảm chủ về công danh nghề nghiệp, tượng trưng cho trí tuệ, sự nhất quán, sự phát triển và danh tiếng. Số 8 theo Hậu Thiên bát Quái thì tượng của nó là sao Bát Bạch thuộc hành Thổ, tượng trưng cho quẻ Cấn chủ về kiến thức, sự thông minh, tiền bạc và lợi ích do sự ổn định mang lại. Ở vận này thì 2 số này đều vượng khí tức là tốt lành bởi hàm chứa những năng lượng vận động tích cực. Khi xét riêng rẽ phải căn cứ vào ý nghĩa hậu Thiên của từng con số, đó chính là chín sao của Huyền Không Đại quái.
Khi kết hợp lại thì có thể là 18 hoặc 81 ta sẽ đi vào phân tích xem hai số trên ý nghĩa thế nào :
– Số 81: số 8 kết hợp với số 1 đi sau tượng trưng cho sự vận động thuận lý (tiến), như vậy hàm chứa sự tốt lành. Chia số trên thành hai nửa thì nửa trước là 8, theo đồ hình Tiên Thiên Bát Quái tượng quẻ Khôn; nửa sau là 1, theo đồ hình Tiên Thiên Bát Quái tượng quẻ Càn. Khôn ở trên càn ở dưới hai quẻ kết hợp với nhau thành quẻ kép Địa Thiên Thái chỉ thời vận hanh thông, vạn vật được khai mở phát triển, phúc lành đang đến.
Về Ngũ Hành đó là sự tương sinh bởi Khôn Thổ sinh cho Càn Kim. Bởi vậy số 81 là số rất tốt lành về mọi mặt. Người phương Đông luôn tôn thờ số này và trong khoa học hiện đại cũng chỉ ra đó là con số vũ trụ ứng với nhiều đại lượng đo đếm trong vũ trụ. Số này có 8 là số Âm, 1 là số Dương như vậy hàm nghĩa Âm Dương cân bằng, bởi vận vật chỉ phải triển khi ở thế Âm Dương cân bằng, nếu mất cân bằng thì sẽ có xu hướng tiêu cực. Ví dụ, biển xe là 1357 là số toàn Dương nên không thể tốt được.
– Số 18: Với luận lý tương tự như trên thì số này Càn 1 ở trên, Khôn 8 ở dưới nên tượng quẻ là Thiên Địa Bỉ chỉ thời vận đã suy vi, sự thịnh vượng nhường chỗ cho sự khó khăn suy thoái bởi theo triết lý Đông Phương, mọi vận là vô thường, vận động hết thịnh lại đến suy luôn luôn thay đổi.
– Trong 1 dãy số thì ngũ hành của dãy luôn được xem xét là ngũ hành chủ đạo chi phối dãy số đó bởi trong một dãy có thể tồn tại nhiều loại ngũ hành, chúng khắc chế lẫn nhau. Ngũ hành chủ đạo luôn là số cuối hoặc nếu có nhiều số cùng tồn tại thì lấy ngũ hành số đó làm chuẩn. Ví dụ 81 thuộc Thuỷ, 18 thuộc Thổ.
Các nguyên lý xem xét cho một dãy số đẹp hay xấu:
– Phải có nhiều số vượng khí như 1,8,9,0 bới các số này trong vận 8 là sinh khí, tiến khí, vượng khí sẽ đem lại nhiều may mắn tốt lành.
– Phải có sự tương sinh về ngũ hành tránh sự tương khắc, ví dụ 3388 là sự tương khắc vì 3 Bích Mộc khắc 8 Bạch Thổ.
– Ngũ hành của dãy số phải tương sinh cho mệnh người sử dụng. Ví dụ số 0912479988 ngũ hành thuộc Thổ sinh trợ cho người mệnh Thổ, Kim
– Âm dương phải cân bằng nghĩa là phải có cả số Dương, số Âm (chẵn, lẻ) hoặc lý tưởng nhất là hai loại có số lượng bằng nhau.
– Ý nghĩa quẻ kép Bát Quái kết hợp lại phải tốt lành tránh những quẻ xấu như quẻ Thiên Địa Bĩ
– Các số vận hành nên theo chiều thuận lý, theo quan niệm thông thường ta gọi là số tiến, tránh số ngược, Ví dụ: 8876.
Trong vũ trụ nói chung và trái đất nói riêng, hai khí Âm Dương vận động hình thành nên vạn vật hay thế giới vật chất được hình thành nên từ hai khí Âm và Dương. Người xưa phân chia một cách tương đối thế giới vật chất thành 5 loại vật chất biểu kiến, gọi là Ngũ Hành bao gồm: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.
Học thuyết Ngũ Hành là một trong những học thuyết cơ bản nhất của nền văn hoá thần bí Trung Hoa. Học thuyết Ngũ Hành được sáng tạo và vận dụng thể hiện một cách đầy đủ nhất và rõ ràng nhất trong tác phẩm Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn. Một tác phẩm về Y Học Cổ Đại đã dùng học thuyết Ngũ Hành để vận dụng vào việc chữa bệnh. Tác phẩm này đã ra đời cách đây khoảng 3000 năm trước công nguyên. Như vậy, có thể nói học thuyết này được hình thành trước cả sự ra đời của Kinh Dịch.
Nội dung cơ bản của Học thuyết Ngũ Hành là mối liên hệ biện chứng duy vật giữa các sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên. Năm loại vật chất này vận động, chuyển hoá và tác động lẫn nhau hình thành nên thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Ngũ Hành vừa có tác động thúc đẩy, vừa có tác động ức chế lẫn nhau hình thành nên một vũ trụ luôn luôn vận động theo hình xuáy trôn ốc giống như quan điểm vật chất luôn vận động trong triết học Mác-Lênin. Nó có ứng dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực khoa học và đời sống.
Đặc tính ngũ hành được khái quát như sau:
+ Mộc: Là cây cỏ, gỗ nói chung, có tính chất sinh sôi, dài thẳng. Khí của Mộc làm cho vạn vật được tươi tốt.
+ Hoả: Là lửa, ánh sáng, có tính chất nóng hướng lên trên. Khí của Hoả làm cho vạn vật sinh trưởng, dồi dào.
+ Thổ: Là đất đai, có tính chất nuôi lớn, hoá dục. Khí của Thổ làm cho vạn vật được đầy đủ hình thể.
+ Kim: Là kim loại, có tính chất yên tĩnh, thu tàng. Khí của Kim làm cho vạn vật kết quả.
+ Thuỷ: Là nước, có tính chất hàn lạnh hướng xuống. Làm cho vạn vật tĩnh lặng, bế tàng.Ngũ Hành tuân theo những quy luận vận động nhất định, có hai quan hệ giữa các Hành, đó là quan hệ tương sinh và tương khắc, tiêu biểu cho quá trình thúc đẩy, chuyển hoá và ức chế lẫn nhau của vật chất.
Tương sinh có nghĩa là cùng bồi bổ, thúc đẩy, trợ giúp cho nhau: Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc.
Ta có thể hiểu một cách đơn giản về quy luật Ngũ Hành tương sinh như sau: Cây cỏ khi bị đốt chy sinh ra lửa, như vậy là Mộc sinh Hoả. Hoả khi bị đốt cháy sẽ biến thành tro, tro lại trở về thành đất. Như vậy là Hoả sinh Thổ. Đất đai nuôi dưỡng trong mình nó những quặng kim loại. Như vậy là Thổ sinh Kim. Kim loại khi bị nung chảy thì biến thành nước phản ảnh quy luật Kim sinh Thuỷ. Thuỷ là nước lại tưới nuôi dưỡng cây, đó là Thuỷ sinh Mộc.
Tương khắc là chế ngự khống chế lẫn nhau: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hỏa, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Ta có thể hiểu một cách đơn giản về quy luật Ngũ Hành tương khắc như sau: Cây cỏ sống dựa vào đất, hút hết màu mỡ và tinh tuý của đất để phát triển phản ánh quy luật Mộc khắc Thổ. Đất dùng để ngăn đê, đắp đập chống lại nước. Như vậy là Thổ khắc Thuỷ. Nước dùng để dập tắt lửa phản ánh quy luật Thuỷ khắc Hoả. Lửa nấu chảy kim loại nên Hoả khắc Kim. Kim loại lại chế ra dụng cụ chặt cây cối nên Kim khắc Mộc.Ngoài ra còn một số yếu tố khác mà những người am tường về Âm Dương Ngũ hành mới quán xét được mà trong phạm vi trang web này chúng tôi chỉ giới thiệu đại cương để bạn đọc nắm vững cơ bản.Trên đây chỉ là những mô tả rất đơn giản, thực tế Ngũ Hành tượng trưng cho năm loại vật chất trong vũ trụ, những quy luật tương sinh tương khắc phản ánh quá trình tương tác của thế giới vật chất. Mặc dù thế giới vật chất vốn bao la, vô cùng vô tận nhưng người xưa lại có thể phân chia và phát hiện ra những quy luật chi phối, điều đó quả là kỳ diệu.
Chúc các bạn lựa chọn được biển quảng cáo đẹp về thẩm mỹ và phù hợp với phong thủy.
Tham khảo thêm các sản phẩm biển quảng cáo của TD MEDIA.